Trang chủ » Đánh giá sản phẩm » Cách lựa chọn bu lông các loại chính xác

Cách lựa chọn bu lông các loại chính xác

(0 đánh giá)
  • Tác giả:Phuong Nguyen Thi Bich
  • Ngày đăng:15/06/2018
  • Lần cập nhật cuối:21/07/2020
  • Số lần xem:1797

Bu lông thường là những chi tiết cơ khí vô cùng quan trọng, sử dụng để lắp ráp, ghép nối các chi tiết lại thành một khối một cách thuận tiện và dễ dàng. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt cho công việc, bạn cần biết cách phân biệt các loại bu lông khác nhau để lựa chọn và sử dụng cho đúng chức năng đảm bảo độ chính xác cao.

1. Phân loại theo chức năng làm việc

Dựa trên khả năng và chức năng làm việc của bu lông thì chúng được chia thành 2 loại chính: bu lông liên kết và bu lông kết cấu. 

– Bu lông liên kết: là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vai trò quyết định. Loại này được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định.

– Bu lông kết cấu: được sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, các chi tiết máy lớn mà các bộ phận liên kết vừa chịu tải trọng dọc trục vừa chịu cắt.

2. Phân loại theo chất  liệu

Chất liệu sản xuất bu lông cũng là một yếu tố giúp chúng ta dễ dàng phân loại:
– Bu lông sản xuất từ thép cacbon thường, thép hợp kim:
  • Bu lông qua xử lý nhiệt: được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền cao 8.8, 10.9; 12.9 hoặc theo yêu cầu.
  • Bu lông không qua xử lý nhiệt: chủ yếu là bu lông thường hoặc các bu lông có cường độ thấp. Bu lông loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cơ tính tương đương và sau khi gia công, bu lông không cần xử lý nhiệt. Bu lông cấp bền 4.8; 5.6; 6.6.
– Bu lông sản xuất từ thép không gỉ (Inox): thông thường, sản xuất các loại bu lông Inox (201, 304, 316, 316L) sẽ giúp cho bu lông có khả năng chống ăn mòn, chống han gỉ và tăng độ bền ổn định hơn.
– Bu lông sản xuất từ các kim loại màu, hợp kim màu như đồng, nhôm, kẽm: loại bu lông này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…

3. Phân loại theo phương pháp sản xuất

Các nhiều phương pháp sản xuất bu lông khác nhau nên có thể chia làm 4 loại như sau:
– Bu lông thô: được sản xuất thủ công từ thép tròn, đầu bu lông được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán nên độ chính xác kém, chỉ dùng trong các chi tiết liên kết không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ.
– Bu lông nửa tinh: được chế tạo tương tự bu lông thô nhưng được gia công thêm phần đầu bu lông và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.

– Bu lông tinh: được chế tạo cơ khí chính xác cho sản phẩm bu lông đẹp, chắc, bền ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cơ khí, máy móc, xây dựng, cầu đường….
– Bu lông siêu tinh: được sản xuất đặc biệt cho các yêu cầu cao cấp hơn, khi có yêu cầu khắt khe về độ chính xác gia công cao.

4. Phân loại theo tiêu chuẩn DIN

Tiêu chuẩn DIN có nhiều loại tuy nhiên phổ biến nhất có 2 dòng:
– Bu lông DIN 603 ( loại bulông đầu tròn cổ vuông phù hợp với nhiều loại mối ghép)
– Bu lông DIN 933 (tiêu chuẩn dành cho loại bu lông có ren suốt trên toàn bộ thân bu lông)
Bài viết khác
  • Máy hàn cơ hồng ký chất lượng có tốt không?

    Máy hàn cơ hồng ký là sản phẩm đang được nhiều người tìm mua để phục vụ cho công việc cũng như các nhu cầu cơ bản trong đời sống. Máy hàn hồng ký chất lượng có tốt không mà lại được nhiều người quan tâm như vậy? Hãy cùng tìm hiểu về công dụng […]
  • Máy hàn điện tử là gì? Có ưu điểm gì nổi bật? Loại nào tốt hiện nay?

    Máy hàn điện tử là một trong những loại thiết bị công nghiệp tân tiến không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Có rất nhiều loại máy hàn trên thị trường với vô vàn chủng loại với những mức giá chênh lệch khác nhau. Để chọn lựa được một sản phẩm chất lượng tốt […]
  • Có nên mua máy mài góc Dewalt để dùng và mua ở đâu?

    Bên cạnh máy mài thẳng, máy mài hai đá… thì máy mài góc là một loại dụng cụ hết sức phổ biến. Đây là loại thiết bị mà bất kỳ người thợ nào cũng bắt buộc phải có để phục vụ tốt hơn cho công việc. Bên cạnh đó, để giải quyết những nhu cầu […]
Tin tức mới
  • Các loại máy hàn điện tử thường gặp trên thị trường

    Các loại máy hàn điện tử thường gặp trên thị trường

  • Nên mua máy hàn điện tử ở đâu hiện nay?

    Nên mua máy hàn điện tử ở đâu hiện nay?

  • Máy hàn cơ hồng ký chất lượng có tốt không?

    Máy hàn cơ hồng ký chất lượng có tốt không?

  • Cách sử dụng máy hàn que điện tử như thế nào là đúng nhất

    Cách sử dụng máy hàn que điện tử như thế nào là đúng nhất

  • Giá máy hàn điện tử có đắt không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

    Giá máy hàn điện tử có đắt không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Sản phẩm
  • Bu lông thường  M10x100mm

    Bu lông thường M10x100mm

    Liên hệ
  • Bu lông DIN 933 Inox 304  M4x8mm

    Bu lông DIN 933 Inox 304 M4x8mm

    Liên hệ
  • Bu lông DIN 933 Inox 304  M4x10mm

    Bu lông DIN 933 Inox 304 M4x10mm

    Liên hệ
  • Bu lông DIN 933 Inox 304  M4x12mm

    Bu lông DIN 933 Inox 304 M4x12mm

    Liên hệ
  • Bu lông DIN 933 Inox 304  M4x16mm

    Bu lông DIN 933 Inox 304 M4x16mm

    Liên hệ
Super MRO Blog
  • Trang chủ
  • Tin Tức MRO
  • Kiến thức sản phẩm
  • Đánh giá sản phẩm
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Thương hiệu
Hotline - Hỗ trợ đặt hàng - Tư vấn dịch vụ: 024-2224-8888
Super MRO Blog
Bộ phận hỗ trợ bán hàng: 024-2224-8888
Đã đăng ký với bộ công thương
Kết nối với chúng tôi
Super MRO

Mã số doanh nghiệp: 0106330914

Showroom: Số 6, Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội

Trụ sở chính: Tầng 26 Tháp B Tòa nhà 173 Xuân Thủy, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Hướng dẫn chỉ đường
Máy khoan sắt DWD014-B1
Đã đăng ký với bộ công thương
© 2013 Powered by IPComs Software. All Rights Reserved
  • Trang chủ
  • Tin Tức MRO
  • Kiến thức sản phẩm
  • Đánh giá sản phẩm
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Thương hiệu